Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

10 kinh nghiệm quý báu khi chọn mua xe đạp điện


10 kinh nghiệm quý báu khi chọn mua xe đạp điện

Nhu cầu mua xe đạp điện để đi lại ngày càng tăng, tuy nhiên không phải ai cũng biết chọn cho mình một chiếc ưng ý. Dưới đây là những kinh nghiệm dành cho những ai muốn mua một chiếc xe điện.
1 1. Xem xét nhu cầu
Xe đạp điện được thiết kế cho những người khác nhau và mục đích khác nhau. Nếu bạn muốn thoải mái, hãy xem xét kĩ phần khung. Nếu bạn muốn leo đồi núi, hãy xem xét động cơ, loại 250 watt hoặc động cơ đặt giữa là hoàn hảo. Nếu bạn muốn đi đường xa, pin lớn hơn 400 watt giờ là tối quan trọng. Hiểu biết nhu cầu cá nhân sẽ giúp bạn tập trung sự chú ý và chiếc xe đạp cần thiết cho mình.
2. Chọn xe máy điện hay xe đạp điện
Sẽ có rất nhiều người băn khoăn không biết nên chọn xe đạp điện hay xe máy điện làm phương tiện di chuyển chính. Thực ra, vấn đề này không hề khó giải quyết chút nào. Trước tiên, người mua cần tính xem nhu cầu sử dụng của mình là như thế nào, rồi xem vào thông số của nhà sản xuất để chọn lựa chiếc xe phù hợp nhất.



Cụ thể, xe đạp điện thường chỉ có tốc độ dao động từ 20-25 km/h, quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy chỉ khoảng 40 km. Từ đó có thể thấy, xe đạp điện chỉ hợp với học sinh, sinh viên không có nhu cầu đi lại nhiều. Còn với những người đã đi làm, xe máy điện là phương án tối ưu. Tốc độ tối đa có thể lên được 40 km/h, cá biệt, một số loại còn có thể đạt tới vận tốc 65 km/h và quãng đường 80 km mỗi lần sạc đầy.
3. Chọn xe chạy pin hay ắc quy
Đối với xe đạp điện, pin được coi là bộ phận quan trọng nhất, là “trái tim” của cả chiếc xe. Pin tốt quyết định phần lớn tới chất lượng của xe nên người mua thường quan tâm tới bộ phận này hàng đầu.
Chọn xe điện chạy ắc quy hay pin cũng là câu hỏi luôn “bay nhảy” trong đầu người tiêu dùng bởi ít người hiểu rõ được mặt lợi và hại của hai loại hình lưu trữ năng lượng này. Thật ra, cái bạn cần quan tâm nhất giữa ắc quy và pin là độ bền và quãng đường di chuyển.
So với pin, ắc quy có tuổi thọ cao hơn. Mỗi lần sạc, pin chỉ giúp cho chiếc xe điện di chuyển trong quãng đường 40 km. Tuổi thọ chỉ khoảng 300-400 lần sạc, tương ứng với tổng quãng được đi được rơi vào khoảng 14.000 km.
Hiện nay, các loại xe đạp điện chạy ắc quy đã lỗi thời do độ bền thấp, quãng đường di chuyển chỉ từ 20-30km là đã phải sạc. Chưa kể tới những sự cố như chập điện, cháy nổ gây nguy hiểm. Công nghệ pin trên xe đạp điện đã “sang trang” mới khi ứng dụng pin Lithium cho quãng đường di chuyển lên tới 80 km chỉ với một lần sạc. Pin Lithium còn có thiết kế chắc chắc, tuyệt đối chống cháy nổ.

4. Tải trọng
Hãy nhớ rằng không bao giờ có chuyện bạn luôn đi xe một mình. Đôi khi còn chở cả bạn bè, người thân phía sau nên một chiếc xe điện có tải trọng dưới 130 kg không nên có trong danh sách lựa chọn của bạn. Bởi lẽ tải trọng còn liên quan đến độ bền của khung xe và động cơ. Nếu liên tục chở quá tải, xe sẽ nhanh hỏng hơn.
5. Quãng đường đi mỗi lần sạc
Phần lớn xe điện trang bị ắc quy có thể chạy trung bình 40 km mỗi lần sạc. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu đi lại trong nhiều ngày, bạn cần sở hữu những chiếc xe có thể đi 75-80 km mỗi lần sạc đầy.
6. Pin và ắc quy, loại nào bị chai phồng nếu cắm sạc không đúng cách?
Những chiếc xe điện chạy pin sẽ có kết cục giống như điện thoại di động ngày nay. Nếu sạc không đúng cách, qua một thời gian, pin sẽ bị chai, thời gian sử dụng ngắn lại, đồng nghĩa với quãng đường di chuyển giảm sút.
Xe điện chạy ắc quy cao cấp hiện nay đều được trang bị bộ phận tự ngắt điện khi pin đầy. Như vậy, người tiêu dùng sẽ không còn phải lo lắng quá đến việc cắm sạc qua đêm.
7. Chế độ bảo hành của xe điện
Mua một chiếc xe đạp điện là một đầu tư lớn, bất kể cho dù đó là $ 1000 hoặc $ 6000. Bảo hành sẽ cho phép bạn yên tâm rằng đầu tư của bạn là có giá trị. Một hai năm bảo hành động cơ và pin là hợp lý để mong đợi từ các nhà sản xuất xe đạp điện với sản phẩm giá hơn $ 2000.Phần lớn những chiếc xe điện trên thị trường hiện nay chỉ có thời gian bảo hành 6 – 12 tháng.
8. Khả năng chống nước của xe điện
Thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam là kẻ thù số 1 của các thiết bị điện tử chứ không cứ gì xe điện. Bạn cần tìm một chiếc xe có kết cấu gầm càng cao càng tốt, hộp chưa ắc quy kín để tránh không cho nước vào khi đi trong trời mưa hay đường lầy lội.
Ngoài ra, xe đã đi ra đường, chắc chắn sẽ dính bụi bẩn nên việc thường xuyên rửa xe là điều không thể tránh khỏi. Cũng như lời gợi ý trên, bạn hãy chọn một chiếc xe có phần hộp điện và động cơ khép kín để chúng không bị dính nước kể cả khi rửa xe.
9. Ghi nhớ quy tắc: Không có xe điện chính hãng giá rẻ
Nên nhớ, nếu là xe đạp điện chính hãng thương hiệu nổi tiếng như Honda, Yamaha, Giant thì giá rất cao. Với mức giá trung bình người tiêu dùng đang chi trả cho 1 chiếc xe đạp điện “mang danh” Honda, Yamaha hay Giant từ 9 triệu đến 14 triệu, thì đảm bảo rằng đó là xe nhập lậu Trung Quốc.
Loại hàng này dù có mẫu mã đẹp nhưng chất lượng thì không hề đảm bảo. Ví dụ như ắc quy, pin sụt rất nhanh, thiết bị điều khiến điện tử không tự động điểu chỉnh được tốc độ cho phép, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Thời hạn bảo hành các sản phẩm không cố định, thậm chí không có giấy bảo hành. Khi sản phẩm bị hỏng, người tiêu dung khó tìm được cơ sở bảo hành, mà chỉ có thể thay mới.
Tại nước ngoài, một chiếc xe đạp điện của các hãng Ford, Panasonic, Yamaha, Sanyo, Honda… đã có giá từ 1000 – 1300 USD/ chiếc. Có thể điểm qua giá sản phẩm xe đạp điện của một số nước khác như: sản phẩm của Đài Loan 700USD, Singapore 700USD, Pháp 900USD, Đức 900USD, Mỹ 1.200USD, Nhật Bản 1.300USD. Nếu được nhập về Việt Nam, thì giá của các loại xe sẽ còn cao hơn nữa.
Vì vậy, khi chọn mua xe điện , nếu chủ cửa hàng nói đó là xe chính hãng, bên cạnh việc xác định giá, hãy chú ý đến việc chiếc xe đó có in dập nổi thương hiệu của nhà sản xuất trên động cơ (ở may ơ sau bánh xe) hay không, có tem chống hàng giả hay phiếu tiêu chuẩn chất lượng hay không. Cũng đặc biệt lưu ý xem trên mỗi dòng ghi các thông tin như tên xe, loại xe, thông số kỹ thuật… có đóng dấu của nhà sản xuất hay không.
Điều cuối cùng là hãy chọn một sản phẩm tại nơi nào có chế độ bảo hành đáng tin cậy. Để cho dễ hiểu hơn, nếu chiếc xe máy Honda chính hãng của bạn được bảo hành uy tín như thế nào thì hãy mua cho con bạn một chiếc xe đạp điện có một chế độ bảo hành như thế. Nếu không thì bạn hãy chấp nhận “rước” về nhà một chiếc xe chất lượng không khi nào được đảm bảo.
10. Phân biệt xe chính hãng với hàng giả/nhái
Thời buổi internet len lỏi đến từng ngõ ngách, chỉ cần một vài động tác nhỏ trên bàn phím, bạn dễ dàng tìm thấy danh sách công bố đại lý chính hãng. Kể cả chỉ đi ở ngoài đường, nếu bạn thấy cửa hàng bày bán các loại xe của nhiều thương hiệu, hãy thận trọng. Trong trường hợp này, hãy đòi hỏi giấy chứng nhận và giấy bảo hành chính hãng nếu mua xe.
Xem thêm : MỖI NGÀY ĐẠP XE 2 LẦN CÓ TỐT KHÔNG ? 







· 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Nhận tin tức mỗi ngày

Bạn cần hỗ trợ

Email : khiempapilo@gmail.com

Liên lạc với PAPILO ngay bây giờ